NGUỒN GỐC & Ý NGHĨA NGÀY TẾT TRUNG THU – DẦU NHỚT SINGAPORE
NGUỒN GỐC & Ý NGHĨA NGÀY TẾT TRUNG THU

NGUỒN GỐC & Ý NGHĨA NGÀY TẾT TRUNG THU

Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, là một dịp lễ quan trọng trong truyền thống của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trung thu cũng là thời điểm mặt trăng tròn và sáng nhất, trùng với thời điểm thu hoạch vào mùa thu.

Ánh trăng tròn và sáng tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Chính vì lẽ đó, tết Trung thu là thời điểm để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau và cùng thưởng thức bánh trung thu và những món ăn đặc trưng khác.

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc và đã trải qua hơn 3,000 năm lịch sử. Vào thời nhà Chu (1045 - 221 TCN), trong mùa thu hoạch vào mùa thu, các hoàng đế Trung Quốc cổ đại tôn thờ mặt trăng vì họ tin rằng làm như vậy sẽ mang lại một vụ mùa bội thu vào năm tiếp theo.

Từ đó, phong tục cúng tế mặt trăng được lưu truyền theo ghi nhận sử sách trong triều đại Tây Chu (1045 – 770 trước Công nguyên). Cụm từ “trung thu” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Chu Lễ viết vào thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN). Nhưng vào thời điểm đó, trung thu chưa phải là một lễ hội chính thức, mà chỉ mang tính thời gian và mùa vụ.

Sự tích Tết Trung thu trở nên phổ biến hơn vào thời nhà Đường (618 – 907), càng ngày càng có nhiều người trong giới thượng lưu có phong tục ngắm trăng vào ngày rằm. Tầng lớp thương gia giàu có và các quan chức tổ chức những bữa tiệc linh đình. Họ uống rượu, thưởng ngoạn ánh trăng và người dân cúng tế, cầu nguyện với mặt trăng để có một mùa bội thu vào năm sau. Tết Trung thu dần trở thành ngày lễ vào thời nhà Tống (960 – 1279), ngày 15 tháng 8 âm lịch được chọn để làm “Tết Trung thu”.

Ở Việt Nam, sự tích Tết Trung thu đã có từ thời xa xưa, được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Mùa lễ này là cơ hội để thành viên trong gia đình tụ họp và là dịp con trẻ được vui chơi, rước đèn cũng như có những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Lễ trung thu còn là cơ hội để:

- Sum họp gia đình: Tết Trung thu là dịp để mọi người quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu uống trà, sum họp gia đình kể về những câu chuyện trong quãng thời gian dài làm việc và học tập.

- Bày tỏ lòng biết ơn: Đây là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn dành cho nhau. Không chỉ con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và tổ tiên, mà người lớn cũng dành những lời cảm ơn vì những nỗ lực của con nhỏ.

- Vui chơi giải trí: Tết Trung thu là dịp để con trẻ được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như rước đèn, phá cỗ, múa lân, v.v.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa: Tết Trung thu là dịp để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã tồn tại trong hơn 3,000 năm lịch sử.

Đối với doanh nghiệp, Tết Trung thu là dịp thể hiện sự quan tâm, trân trọng và tình cảm của mình dành cho nhân viên bằng các hoạt động vui chơi giải trí, tặng quà Trung thu cho nhân viên giúp gắn kết tình cảm với doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái và hiệu quả hơn.

Tết Trung thu còn là thời điểm tri ân đối tác và khách hàng, giúp doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng và mong muốn hợp tác lâu dài.

Doanh nghiệp có những chương trình vào ngày lễ trung thu có cơ hội quảng bá thương đến với đông đảo khách hàng. Việc tặng giỏ quà Trung Thu có in logo thương hiệu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người nghèo trong dịp Tết Trung thu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng.

Lễ trung thu năm 2024 là ngày bao nhiêu?

Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Theo lịch dương năm 2024, ngày lễ trung thu rơi vào ngày 17 tháng 9 năm 2024.

Những hoạt động thú vị trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

1. Rước đèn Trung Thu

Rước đèn là hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Gia đình có thể mua lồng đèn mà bé yêu thích hoặc mua các nguyên vật liệu để cùng bé làm lồng đèn, vun đắp thêm kỷ niệm cho gia đình. Đến ngày rằm, bé cùng gia đình hoặc bạn bè rước đèn hòa mình vào không khí trung thu náo nhiệt với tiếng trống, tiếng kèn, tiếng cười nói rộn ràng.

tet-trung-thu_004.jpg

2. Múa lân

Múa lân là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo của Việt Nam. Những chú lân với hình dáng uy nghi, sinh động cùng với tiếng trống rộn ràng sẽ mang đến cho người xem những màn trình diễn vô cùng hấp dẫn trong dịp Tết Trung thu.

3. Ngắm trăng và phá cỗ

Mặt trăng tròn chính là “đặc sản” vào dịp lễ trung thu. Vào đêm trăng rằm tháng Tám, mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ có các loại bánh trung đa dạng hương vị, các loại trái cây, bánh kẹo và ấm trà đậm đà. Sau khi thưởng thức những món ăn ngon, mọi người sẽ cùng nhau ngắm trăng và kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

4. Tham gia các trò chơi dân gian

Trong dịp Tết Trung thu, có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức để mọi người tham gia vui chơi giải trí. Một số trò chơi phổ biến như: kéo co, đi cầu ván, hái hoa cau, v.v.

5. Tham dự các lễ hội Trung thu

Tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, các lễ hội Trung Thu được tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Đây là cơ hội để mọi người được hòa mình vào không khí sôi động và vui tươi của Tết Trung thu.

6. Mua sắm

Tết Trung Thu là dịp để mọi người mua sắm những món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè. Các cửa hàng trên đường phố được trang trí rực rỡ với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú.

> Hộp quà bánh trung thu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bánh trung thu từ cao cấp cho đến bình dân, handmade, tạo cơ hội để gia đình sum vầy cùng nhau thưởng thức miếng bánh thơm ngon cùng bình trà nóng. Tuy nhiên bạn nên xem xét cẩn thận, tham khảo nguồn mua uy tín để lựa chọn đúng chỗ mua bánh chính hãng, đảm bảo nhận được bánh chất lượng tốt nhất và không trúng hàng đạo nhái.

> Trái cây: Trái cây là món quà Tết Trung Thu mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Một số loại trái cây phổ biến các gia đình thưởng thức trong dịp Tết Trung Thu bao gồm bưởi, hồng, nho, v.v.

> Lồng đèn: Lồng đèn là món quà Tết Trung Thu dành cho trẻ em. Lồng đèn có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ánh sáng, sự hy vọng và niềm vui. Cha mẹ có thể mua vật liệu, dụng cụ về để cùng con làm lồng đèn.

> Đồ chơi: Đồ chơi là món quà Tết Trung Thu được trẻ em yêu thích. Một số loại đồ chơi thường được dùng để làm quà bao gồm ô tô, búp bê, thú nhồi bông, v.v.

Nguồn: Sưu tầm & Tổng hợp

----------------------------------------------

CÔNG TY TNHH DẦU NHỚT SINGWING

"Singwing Singapore 100% NHẬP KHẨU - GIÚP TĂNG 150% TUỔI THỌ ĐỘNG CƠ"

Tags: chia sẻ
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.